Inox 304: 8 cách để phân biệt inox 304 và inox 201

Inox 304 và 201 là hai vật liệu inox thép không gỉ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Cùng Inoxgiare.vn tìm hiểu cách nhận biết inox 304 và 201 ở trong bài viết này nhé. Trước tiên chúng ta cùng điểm qua một vài khái niệm về các loại inox.
 

Inox là gì?

Inox là hợp kim được tạo ra từ hỗn hợp các kim loại như Niken, Crom, Đồng, Sắt, Carbon, Mangan, Silic, Molypden, Titan, … Tùy theo tỉ lệ pha trộn các nguyên tố mà chúng ta có các loại inox khác nhau và độ bền của inox cũng phụ thuộc vào việc pha trộn các hợp kim này nhiều hay ít.

Inox có an toàn không?

Inox là một trong những vật liệu phổ biến nhất được tìm thấy trong nhà bếp ngày nay. Nó được sử dụng trong tất cả mọi thứ từ đồ dùng đến đồ nấu nướng, bát đĩa vì nó bền, dễ vệ sinh và chống ăn mòn với nhiều loại axit khác nhau có trong thịt, sữa, trái cây và rau. Quan trọng nhất là, thép không gỉ là một lựa chọn an toàn khi sử dụng với thực phẩm và đồ uống, vì không có hóa chất nào có thể di chuyển vào thức ăn của bạn từ những sản phẩm này.

Inox 201 là gì?

Inox 201 là phiên bản chi phí thấp thay thế cho inox 304. Đây là vật liệu được sử dụng phổ biến nhất trong dân dụng. Chúng ta có thể bắt gặp trong các sản phẩm bàn, ghế inox, gường, tủ, thau, chậu inox, ấm inox, bồn nước inox. Độ bền, khả năng chống ăn mòn của inox 201 nằm ở khoảng giữa inox 430 và inox 304.

Inox 304 là gì?

Inox 304 là loại thép không gỉ được sử dụng phổ biến nhất trong các loại thép không gỉ. Khả năng chống oxi hóa tốt, khả năng tạo hình tốt, giá thành vừa phải nên inox 304 được ứng dụng cả trong dân dụng lẫn công nghiệp. Trong dân dụng có thể thấy các sản phẩm làm từ vật liệu sus 304 như bàn ghế, giường tủ, bồn nước... 

>>> Tham khảo: Bảng giá inox 304 mới nhất năm 2018

Thành phần hóa học của inox 304 và 201

Thành phần hóa học của inox 304 và 201 được thể hiện trong bảng dưới đây.

Mác thép

Cacbon

(C)

Mangan

(Mn)

Photpho

(P)

Lưu Huỳnh

(S)

Silic

(Si)

Chrom

(Cr)

Niken

(Ni)

Molybden

(Mo)

Nguyên tố khác

201

0.15 Max

5.5 - 7.5

0.06

0.03

1.0

16.0-18.0

3.5 - 5.5

0

N 0.25

304

0.08 Max

2.0

0.045

0.03

1.0

17.0 -19.0

8.0 - 10.0

0

0

Bảng 1: Thành phần hóa học của inox 304 và 201

>>> Xem chi tiết Thành phần hóa học của các loại thép không gỉ 

Crom là nguyên tố giúp cho vật liệu có khả năng chống ăn mòn tốt. Niken được biết đến như là yếu tố chính mang lại sự ổn định và khả năng gia công tuyệt vời cho Inox. Hàm lượng Crom & Niken trong thành phần cao hơn khiến cho giá inox 304 cao hơn inox 201 từ 20% - 30% giá bán.

Do giá thành cao và phần nhiều chạy theo lợi nhuận nên trên thị trường xuất hiện khá nhiều sản phẩm gắn mác inox sus 304 nhưng lại được làm bằng chất liệu inox 201 hoặc các loại inox khác có giá rẻ và chất lượng thấp hơn. Vậy làm thế nào để phân biệt được hai loại inox này? Dưới đây là một số cách.

8 cách nhận biết inox 304 và 201 đơn giản

Cách 1: Dùng axit

Đây cũng là cách thông dụng nhất, cho kết quả chính xác rất cao, chi phí kiểm tra rẻ.

Cách thực hiện: Chuẩn bị một miếng inox 201 và một miếng inox 304 & 1 lọ axit. Nhỏ một giọt axit lên bề mặt hai miếng inox. Chờ trong 10s, và quan sát bề mặt hai miếng inox.

Kết quả:

Miếng inox nào sủi bọt và đổi sang màu đỏ gạch thì đó là inox 201. Miếng inox nào không có phản ứng gì, chỗ nhỏ axit có màu xám thì đó là inox 304

Phân biệt inox 304 và inox 201 bằng axit
Phân biệt inox 304 và 201 bằng axit

Cách 2: Dùng thuốc thử chuyên dụng

Cách sử dụng:

Lau sạch bề mặt inox cần thử

Nhỏ một giọt thuốc thử lên bề mặt

Đợi 2-3 phút sau quan sát sự đổi màu và so sánh với bảng màu trên vỏ hộp để xác định loại inox. Màu càng đậm thì inox càng kém chất lượng.

Nhận biết inox 304 và 201 bằng thuốc thử inox
Nhận biết inox 304 và 201 bằng thuốc thử chuyên dụng

Khi sử dụng thuốc thử inox chuyên dụng, inox 304 có màu xanh còn inox 201 có màu gạch.

Cách 3: Dùng nước tẩy rửa bồn cầu

Lấy miếng cọ nồi chà lên cho bề mặt nồi inox cho xước đi một chút, quét nước tẩy rửa bồn cầu lên. Để 15-20 phút

Kết quả: Inox 304 hầu như không thấy sự biến đổi trong khi inox 201 sẽ có màu ố vàng

Cách 4: Sử dụng nam châm

Inox 304 không hút nam châm trong khi inox 201 hút nhẹ nam châm. Lưu ý, không sử dụng nam châm để phân biệt inox khi đã hình thành sản phẩm vì khi gia công tạo hình, các sản phẩm inox có góc cạnh sẽ sinh từ tính nên dùng nam châm sẽ không còn chính xác nữa.

Cách 5: Quan sát tia lửa khi mài

Nhận biết inox 304 và 201 bằng tia lửa mài
Nhận biết inox 304 và 201 bằng tia lửa mài

Sử dụng máy mài cầm tay mài sản phẩm, nhìn qua tia lửa sẽ thấy inox 304 có tia lửa đỏ sậm và chùm tia ít hơn trong khi inox 201 sẽ có tia lửa sáng và chùm tia dày hơn. Tuy nhiên cách này độ chính xác không cao và phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm.

Cách 6: Nhìn bằng mắt thường

Inox 304 có độ sáng nhưng hơi đục trong khi inox 201 có bề ngoài sáng bóng. Tuy nhiên sự khác biệt này là quá nhỏ và phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm.

Cách 7: Test tại trung tâm kiểm nghiệm

Đây là phương pháp cho kết quả chính xác 100% tuy nhiên thời gian kiểm nghiệm lâu và chi phí để test khá là cao. Tại Inoxgiare.vn, các sản phẩm inox thép không gỉ trước khi cung cấp ra thị trường đều được đem mẫu tới trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (QUATEST 3) để kiểm tra chất lượng.

Cách 8: Dựa trên CO & CQ

CO là chứng nhận xuất xứ hàng hóa & CQ là chứng chỉ chất lượng sản phẩm. Thông thường chỉ cần 2 chứng chỉ này là có thể chứng minh được chất lượng sản phẩm. Tại Inoxgiare.vn các sản phẩm nhập khẩu đều có đầy đủ chứng chỉ xuất xứ và chứng chỉ chất lượng sản phẩm CO & CQ.

>>> Tham khảo chi tiết  CO & CQ là gì

Trên đây là một số cách để phân biệt inox 304 và 201 do Inoxgiare.vn tổng hợp. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho quý khách hàng trong quá trình mua vật tư inox. Nếu có bất cứ nhận xét hoặc góp ý nào, đừng quên comment ở bên dưới bài viết này nhé. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết.

Like & Share:
Từ khóa: Nhận biết inox 304 và 201, inox 201 và 304, inox 201, inox 304